Rise of the machine destroying the world with high speed trading systems

Sự trổi dậy của các hệ thống giao dịch tần suất cao

  • Written by  

Một trong những hậu quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu hiện nay là do con người có khả năng khoan dưới đáy biển của Bắc Băng Dương. Những công ty dầu mỏ sẽ thu được tất cả, dĩ nhiên là luôn có những cuộc thăm giò địa chất và những tranh cãi xung quanh vấn đề ô nhiễm môi trường khi có sự cố như tràn dầu. Thế nhưng, không phải chỉ có họ là những người duy nhất làm điều đó. Đó là vì bên dưới Bắc Băng Dương còn có một thứ cực kì quý giá hơn cả dầu mỏ.
Vậy thứ có giá trị đó là gì mà để cả 3 tập đoàn lớn sẵn sàng chi hàng tỷ bảng Anh trang bị các tàu phá băng để đưa đến vùng biển lạnh giá và nguy hiểm bậc nhất trên thế giới? Câu trả lời dĩ nhiên là “thông tin”.
Một vài ngày trước đây, tôi có gọi cho 1 người bạn bên Tokyo và chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện khá thú vị. Nếu anh ta viết một thứ gì đó trên Twitter thì tôi có thể thấy nó ngay lập tức. Và trên các trang mạng nơi mà có hàng ngàn các máy quay cho thấy những gì đang diễn ra ở Nhật Bản chỉ trong một vài giây. Nó dường như không có trở ngại về thông tin: nếu có bất cứ một thông tin quan trọng thì nó sẽ chuyển đến những nơi còn lại trên thế giới chỉ trong 1 phần ngàn giây.
Nhưng nếu bạn là một “City trader” (các trader của các công ty trong khu vực City of London, cũng giống bên Wall Street), 1 phần ngàn giây thực sự là một điều gì đó như là “vĩnh hằng”. Cũng giống như ánh sáng được truyền từ mặt trời đến chúng ta là xấp xỉ 8 phút, còn đối với tất cả các thông tin tài chính thì thời gian để nó đến London là khoản 188 mili giây = 0.188 giây.  Mất nhiều thời gian như vậy là bởi nó phải di chuyển trên những đường truyền cáp quang dài, quanh co: nó có thể phải băng qua Atlantic, sau đó đến Mỹ, rồi đến Thái Bình Dương, hoặc cách khác là nó có thể băng qua Châu Âu, xuyên qua Trung Đông, Ấn Độ Dương và rồi đi qua vùng biển phía nam Trung Quốc (nằm giữa Trung Quốc và Philippines).
Nhưng, nếu bạn có thể đặt cáp ngầm bên dưới Bắc Băng Dương, bạn có thể tiết kiệm khoảng 5,000 dặm, chưa kể đến những rủi ro khi thông tin định tuyến (route information) của bạn có thể sẽ phải đi qua những vùng có nền chính trị nhạy cảm. Và rồi, bạn chỉ việc ngồi tại văn phòng của mình tại London và sẽ nhận được tỷ giá hối đoái của đồng Dollar so với đồng Yên từ sàn Tokyo chỉ với thời gian là xấp xỉ 0.168 giây. Nếu như mọi người sử dụng đường cáp cũ còn bạn thì dùng đường cáp mới thì tại một nơi nào đó có thời gian nằm giữa khoảng 0.02 – 0.06 giây, bạn sẽ biết được một số thứ mà họ thì không.
Đây là khoảng thời gian quá ngắn để mà chúng ta có thể nhận thấy. Ví dụ, với bài luận audio này có thời lượng là 900,000 mili giây = 900 giây và mất vài trăm mili giây để phát âm từ “Cable”. Đây là từ mang nhiều nghĩa khác nhau. Với bạn, nó có thể là 1 loại dây điện nào đó. Nhưng với các“City trader” nó có nghĩa là 1.6254, hoặc một số nào khác xấp xĩ với số đó. Bởi vì đối với “City”thì  “Cable” nghĩa là tỷ giá hối đoái giữa bảng Anh với Dollar. Nó được đặt tên sau khi có một dây cáp xuyên qua Thái Bình Dương được dùng để chuyển thông tin tỷ giá hối đoái London-New york vào năm 1858.
Cho nên, những cái chúng ta đang nói đến ở đây không còn là gì mới mẻ cả. Nathan Rothschildđã gây dựng một mảng lớn trong khối tài sản của ông ta bằng việc sử dụng hệ thống thông tin của những người đưa tin để biết được kết quả của trận chiến Waterloo một ngày trước khi những người khác trong London biết đến nó. Và với việc sử dụng những người làm thuê của mình, hãng tin Reuters đã tìm thấy những thông tin tài chính được gửi giữa Brussels và Aachen bằng cách sử dụng chim bồ câu. Điều mới mẻ ở đây là hàng tỷ bảng Anh có thể được xử lí bởi những thông tin không phải là một ngày, một giờ hay thậm chí một giây mà là một hoặc hai mili giây.
Thị trường chứng khoán không phải là nơi mà chúng ta có thể mặc cả với nhau: họ sẽ kê những chiếc máy tính ở những nơi giống như MahwahNew Jersey là những nơi mà dây cáp được đo độ dài một cách cẩn thận và chính xác để không một ai có lợi thế về thông tin nhờ vào lượng thời gian mà thông tin di chuyển trong một vài milimet của sợi dây.
Rõ ràng, chúng ta thấy rằng chỉ có các thuật toán mới có thể kiếm tiền từ các lợi thế thông tin được đo trong 1 phần ngàn giây. Đó là những chiếc máy tính chuyên thực hiện những quyết định mua bán: nếu họ phải chờ đợi để người ta kí quyết định mua bán lên những điều trong hợp đồng, thì họ sẽ không bao giờ có thể kiếm được bất kì khoản tiền nào cả. Đó là một điều lo ngại nho nhỏ, và không chỉ bởi vì những câu chuyện khoa học viễn tưởng làm cho những chiếc máy tính trở nên tinh vi hơn mà chính nó đã bắt đầu có những cuộc chiến chống lại những người đã gây dựng nên chúng.
Có một vấn đề dễ thấy là không có bất kì một ý nghĩa chung nào khi chúng ta thực hiện các giao dịch bằng máy tính. Chúng ta thấy điều này trong ngày 6/5/2010 – là cái ngày được gọi là “flash crash” (tạm hiểu là “cuộc đổ vỡ chớp nhoáng”). Vấn đề ở đây là chỉ trong một vài phút, thị trường chứng khoán của Mỹ đã sụt giảm hàng trăm điểm không vì một lí do đặc biệt nào, thậm chí có cổ phiếu chỉ có giá 1 xu. Có 1 điều cực kì may mắn đó là vấn đề xảy ra vào trước 15h chứ không phải là 16h và do đó thị trường vẫn còn thời gian để phục hồi trước khi tiếng chuông đóng cửa vang lên. Nếu chuyện đó xảy ra thì thị trường sẽ bán mạnh ở Châu Á, tiếp theo sau đó là thị trường Châu Âu. Hàng tỷ bảng Anh đã bị tổn thất chỉ bởi 1 trục trặc nhỏ được bắt đầu từ 1 cái gì đó gọi là “e-mini contract” tại Chicago.
Ngày nay, hầu hết các cuộc giao dịch trên sàn chứng khoán tại Mỹ đều được thực hiện bởi 1 thứ gọi là “algobots” (tạm hiểu là những Robot máy tính với những thuật toán). Chúng là những máy tính được lập trình để đưa vào, xuất ra các lệnh mua bán, chúng thực hiện những giao dịch có kích cỡ lớn, nhỏ bởi thuật toán tinh vi. Và một trong những điều trớ trêu của “cuộc đổ vỡ chớp nhoáng” bởi nguyên nhân thực sự gây ra vấn đề trên là do các “algobots”.
Ở Mỹ có hơn một chục các thị trường mua bán chứng khoán khác nhau. Hầu hết chúng ta đã từng nghe về giá niêm yết, sàn giao dịch New York và Nasdaq. Nhưng có lẽ nhiều người sẽ chưa được nghe về những cái tên như Arca và BATS hay những cái tên khác – những thứ mà chúng được đặt chung bởi cái tên “Dark Pools”.  Những chuyện xảy ra trong “flash crash” khi giao dịch trở nên tồi tệ thì những “algobots” sẽ tự động chuyển sang chế độ tắt. Đây là một thứ mà người ta không thể nắm bắt được, họ không biết phản ứng thế nào khi chuyện tồi tệ xảy ra và chỉ có thể để nó tự nhiên như vậy. Và dĩ nhiên là sẽ không có những bất ngờ về tính thanh khoản trên thị trương, và do đó không có bất cứ một lệnh nào được giao dịch. Điều này dẫn đến giá giảm mạnh bởi vì trên thị trường lúc này đã không còn bất kì lệnh mua bán nào nữa.
Cơ bản thì hàng ngày “algobots” rất hữu dụng. Nếu một người bình thường như tôi mua một vài cổ phiếu trong một vài công ty thì việc giao dịch sẽ không xảy ra trên sàn chứng khoán. Nó xảy ra trực tiếp với nhà môi giới – Broker. Cũng có thể xem Broker là một “algobots". Họ là người sẽ đem đến sự “may mắn” cho những nhà đầu tư cá nhân nhỏ như tôi và thường là những người ngu ngốc có xu hướng mua đắt bán rẻ.
Trong bất kì trường hợp nào, chứng khoán là một điều gì đó phức tạp thì sự phân mảnh của thị trường chứng khoán còn phức tạp hơn rất nhiều. Hầu hết các ngân hàng lớn và các nhà môi giới chứng khoán có thể truy cập vào tất cả các sàn chứng khoán khác nhau. Và họ có thể giao dịch tại bất cứ đâu mà họ nghĩ họ có thể kiếm được mức giá tốt nhất. Bởi vì mức giá tốt nhất mà họ có thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào mà hầu hết các chuyên viên đang thực hiện những giao dịch. Điều này giống với một chơi trò bắt bóng khi bạn còn nhỏ. Hiểu nôm na là mọi người trong đội sẽ chạy hướng về quả bóng cùng một thời gian. Và kết quả là sẽ tạo ra một làn sóng giao dịch khổng lồ của các nhà giao dịch từ chứng khoán này đến chứng khoán tiếp theo theo một cách không thể tiên đoán. Nếu bạn không thể tiên đoán được bề nổi của sự phức tạp vốn có trong bất kì hệ thống chứng khoán nào thì gần như chắc chắn bạn sẽ phải “ra về” cùng với sự thất bại.
Chúng tôi không biết khi nào và như thế nào, nhưng có một quy tắc thép cho bất kì một hệ thống chứng khoán: yêu cầu nó phải phức tạp hơn, khó dự đoán hơn và phải “trụ vững” trong một số trường hợp xấu xảy ra mà không thể lường trước được. Nếu Twitter sụp đổ, điều đó có thể là tốt. Một số người nhận thấy được sự bực mình của họ đối với Twitter, họ muốn thoát ra khỏi nó nhưng lại làm không được và điều đó làm cho họ càng khó chịu hơn. Nhưng đó vẫn chưa đáng kể. Nếu thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường ngoại hối hoặc thị trường dầu mỏ sụp đổ thì đó thực sự là một điều cực kì tồi tệ. Hàng tỷ hay thậm chí hàng nghìn tỷ bảng Anh sẽ bốc hơi.
Và đó là lí do lớn nhất giải thích tại sao bắt đầu xảy ra sự rạn nứt trong HFT. Hầu hết tất cả các trung tâm tài chính lớn trên thế giới đều đang cố gắng để biết phải làm gì và làm như thế nào đối với điều đó: tuy nhiên điều này là không dễ dàng. Một phần là bởi vì bất kì một sự cố nào do“algobots” đều mang một sắc thái hay một ý nghĩa riêng. 
Sau tất cả, HFT thực sự là 1 điều tuyệt vời cho những nhà đầu tư nhỏ như bạn và tôi. Chúng ta có thể không có một sự thông minh đặc biệt, nhưng khi chúng ta đặt một lệnh mua hay bán thì nó sẽ được thực hiện ngay lập tức. Chúng ta hầu như không phải trả bất kì một chi phí giao dịch nào, nếu có thì chỉ là một vài bảng Anh. Và chúng ta sẽ nhận được mức giá tốt nhất trong thị trường: một số thứ được gọi gọi là NBBO – nation best bid/offer. Nếu bạn xem xét tất cả các mức giá được niêm yết của của chứng khoán trên thị trường trong bảng liệt kê thì bạn sẽ có được mức giá thấp nhất nếu bạn muốn mua và mức giá cao nhất nếu bạn muốn bán.
Điều đó không đúng cách đây 10 năm. Trong suốt thời kì bong bóng dot-com, thì các nhà đầu tư nhỏ sẽ không biết họ phải trả bao nhiêu cho chứng khoán mà họ muốn mua và họ sẽ phải mất vài phút thậm chí là hàng giờ để chờ đợi. Ngày nay, tất cả các nhà đầu tư cá nhân sẽ chỉ mất 1 phần ngàn giây để làm điều đó.
Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ là nó sẽ tốt như vậy. Vì vậy, nếu có bất kì ai nói với bạn rằng HFT là tồi tệ và không công bằng thì tức là họ không biết họ đang nói về cái gì. Thực vậy, các chuyên viên HFT kiếm tiền từ các nhà đầu tư nhỏ, nhưng họ làm một cách trung thực. Chỉ bằng cách giả định rằng với bất cứ những gì mà những nhà đầu tư nhỏ đang làm, và bạn thì đang đứng ở phía “đối diện” của giao dịch thì có vẻ như chúng ta đang làm ra tiền. Với định hướng như vậy, luôn luôn có một ai đó sẽ sẵn sàng đứng ở phía “đối diện” bất cứ khi nào bạn muốn mua hay bán cổ phiếu.
Đây thực sự là một cải tiến đáng kể. Sự nổi lên của HFT thực sự đem lại tác dụng từ năm 2002 đến 2007. Trong những năm đó, các thiết bị máy tính đã giúp cho các thị trường trở nên hiệu quả và thanh khoản hơn bao giờ hết.
Khi thị trường tài chính bị khủng hoảng vào năm 2008, thị trường trái phiếu bị chấn động. Tuy vậy, những thị trường chứng khoán thế giới vẫn tràn đầy màu sắc tươi đẹp. Thị trường đã làm đúng những gì mà nó phải làm: hạ giá xuống khi bán và tiếp tục hạ đến mức giá rẻ nhất mà người ta bắt đầu mua vào. Nếu bạn muốn bán bạn luôn có thể bán hay nếu bạn muốn mua thì bạn luôn có thể mua. Chúng ta đã cho điều đó là đúng, tuy nhiên lại đang tạo ra một hệ thống ngăn lại tính thanh khoản. Tất cả đều các con đường đều dẫn đến một cuộc khủng hoảng lớn. Sau tất cả, tưởng tượng một điều sẽ xảy ra nếu bạn gọi điện thoại tới broker của Lehman Brothers để bán cổ phần của mình.
Nhưng nếu bạn nhìn vào những gì đã xảy ra trong 5 năm qua, từ 2007 thì nhận thấy lợi ích màHFT đem đến đã chững lại nhiều, các nhược điểm ngày càng bộc lộ nhiều hơn, xuất hiện các“flash crash” và dĩ nhiên là sự sụp đổ của Knight Capital một trong những nơi thực hiện các HFT lớn nhất và uy tín nhất chỉ bởi đã đưa ra một thuật toán bị lỗi trong một buổi sáng và gần như sụp đổ chỉ 1h sau đó sau khi mất 10 triệu Dollar/phút. Nếu điều đó đã xảy ra đối với Knight Capital thì nó vẫn có thể xảy ra cho bất cứ ai.
Thực vậy, sau đó là 1 sự cố trong việc phát hành thị trường chứng khoán BATS. Một lần nữa, các thuật toán lại bị mắc lỗi, nhưng lần này thì sự cố đã được tiên đoán chứ không phải là một tình huống bất ngờ như trước. Có những dấu hiệu còn đáng ngại hơn. Ví dụ như khi nhìn vào khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường chứng khoán hay số tiền nắm trong tay thay đổi hàng ngày. Tất cả đều sẽ trở thành hư vô nếu có bất cứ 1 chứng khoán nào đó sụt giá, ngay cả khi những nhà giao dịch thực hiện các giao dịch ngày càng lớn hơn nữa. Điều này nói lên 2 việc:
  • Thứ nhất là những nhà đầu tư bằng tiền mặt, là những người mà thị trường cần nhất, là người luôn lo ngại và tránh xa các “algobots” bởi vì ngay cả khi các chương trình tốt cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ thì nó vẫn là một mối đe xọa xấu cho các tổ chức hay tập đoàn đầu tư. Đối với những nhà đầu tư lớn, thị trường chứng khoán là một trò chơi thực hiện sự gian lận trong một thời gian dài.
  • Thứ hai là làm sụt giảm khối lượng giao dịch được thực hiện bởi các “algobots” tinh vi trong những cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ. “Algobots” ở trong trường hợp này được xem là các nhà giao dịch HFT. Tuy nhiên, cái tên đó có thể là một sự nhầm lẫn. Cái tên phù hợp nhất nên gọi là HF “spambot”. Bởi vì những việc mà họ làm trong hầu hết thời gian là đặt các lệnh mua bán trên thị trường chứng khoán, giữ và thay thế và làm mới liên tục các lệnh. Kết quả là tạo ra hàng triệu các lệnh mua bán, nhưng đa số chúng không được thực hiện.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ từ một cổ phiếu được niêm yết với mã EFZ. Không có bất kì vấn đề gì đối với mã cổ phiếu cả chỉ bởi máy tính sẽ không quan tâm đến điều đó. Vào ngày 11/11, tầm 6h51-7h08 buổi sáng, thị trường chứng khoán US hiển thị có hơn 280,000 giao dịch với mã  EFZ. Và con số giao dịch được thực hiện là ZERO.
Tôi thậm chí có thể chỉ rõ điều đó giống như một âm điệu nào đó. Nếu bạn đem tất cả các“offer” lên trên một cái piano và chơi chúng, bạn sẽ cảm nhận được một âm điệu gì đó như trên. Nhưng hãy nhớ, mỗi “offer” là một nốt và không có một giao dịch nào thực sự xảy ra.
Giá trị không được tạo ra ở đây. Nếu giá trị kinh tế của HFT là các sợi cáp quang được đặt ngầm dưới biển thì đó sẽ là điều tốt cho mọi người, nhưng nếu tất cả đều ủy thác cho những cái“noise” (tạm hiểu đó là những hoạt động trên thị trường chứng khoán bởi các chương trình giao dịch) vô nghĩa thì điều đó sẽ là một sai lầm cực kỳ nghiệm trọng. Đặc biệt là khi các giao dịch ngày càng nhiều, càng lớn và càng phức tạp hơn thì những mối nguy hiểm càng ngày càng lớn và sẽ nổ tung ở một lúc nào đó với những lí do không thể lường trước được. Một trong bất kì sự cố nào cũng có thể trờ thành thảm họa toàn cầu. Nếu không ai quản lí tốt những việc đó thì nên có một số cơ quan áp đặt giám sát và áp đặt các chính sách lên những điều đó.

Tác giả: Felix SalmonNguồn: Reuters

Source: http://vnquants.com/ung-dung/su-troi-day-cua-cac-he-thong-giao-dich-tan-suat-cao

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

UpdatePanel Tips and Tricks

Các website về Kinh tế và Quản lý