Các quán quân EPS trong 6 tháng


Các quán quân EPS trong 6 tháng

Vượt trên những khó khăn chung, nhiều doanh nghiệp vẫn có được chỉ số EPS 6 tháng đầu năm ở mức rất cao.

Sự gia tăng của các chi phí đầu vào cũng như chi phí tài chính đã khiến cho kết quả kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp niêm yết sụt giảm mạnh, thậm chí một số doanh nghiệp đã phải chịu thua lỗ. Tuy vậy, vẫn có những doanh nghiệp tiếp tục bứt phá, đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ và so với kế hoạch đề ra.

Ngoài  những chỉ tiêu thường được quan tâm là doanh thu, lợi nhuận thì cũng không thể không nhắc tới một chỉ tiêu là quan trọng khác là thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earnings per share – EPS). EPS được coi là một chỉ số phản ánh được một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được sử dụng khá rộng rãi trong phân tích tài chính. Bên cạnh đó, EPS còn được dùng để tính một chỉ số quan trọng khác là P/E.

Qua thống kê kết quả kinh doanh mà các doanh nghiệp niêm yết đã công bố, chúng tôi thấy rằng đa số các doanh nghiệp đều có EPS lũy kế 6 tháng ở dưới mức 3.000 đồng (trong đó có 10 doanh nghiệp có lợi nhuận âm). Số cổ phiếu có EPS lớn hơn 3.000 đồng vào khoảng hơn 30 mã (10% tổng cổ phiếu đang niêm yết). Dưới đây là 10 cổ phiếu đứng đầu về EPS tính chung 6 tháng đầu năm:
(Nguồn: BCTC các doanh nghiệp, CafeF)

Ba cổ phiếu dẫn đầu: VSP (CTCP Vận tải dầu khí Vinashin), TCT (CTCP Cáp treo Tây Ninh) và DTC (CTCP Viglacera Đông Triều) đều có EPS lớn hơn 10.000 đồng tức lợi nhuận 6 tháng đã lớn hơn vốn điều lệ.

VSP xứng đáng ở ví trị dẫn dầu nhờ kết quả kinh doanh quý II rất ấn tượng: đạt 147,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng với EPS đạt 10.676 đồng – vượt trội so với các cổ phiếu khác. Tính chung 6 tháng, cổ phiếu này đạt lợi nhuận 203,8 tỷ đồng, EPS đạt 14.765 đồng (cả năm 2007, VSP đạt lợi nhuận 72,35 tỷ đồng).

Quý I, cổ phiếu dẫn đầu là TCT với EPS lên tới 8.862 đồng nhưng quý II chỉ đạt 1.999đ. Nguyên nhân là do trong quý I có lễ hội Núi Bà (Tây Ninh), là thời kỳ mà lượng du khách tới đây cao nhất trong năm. Do đó, lợi nhuận quý I luôn cao hơn hẳn các quý khác.

Một điều cũng dễ nhận thấy rằng hầu hết các cổ phiếu trên đều có vốn điều lệ nhỏ (ngoại trừ HPG, VSP và TSC). Với vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 5 tỷ đồng, DTC và HLY là hai cổ phiếu có vốn điều lệ nhỏ nhất trên cả 2 sàn chứng khoán.

Khi quan tâm đến chỉ số EPS, nhà đầu tư cũng cần phải xem xét đến vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Chỉ số EPS cao chưa chắc đã cho thấy được đó là một cổ phiếu hấp dẫn. Vì một doanh nghiệp có vốn nhỏ sẽ dễ đạt được EPS cao hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn: để đạt được 1000 đồng lợi nhuận cho mỗi cổ phiếu, một doanh nghiêp lớn như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cần có được 140 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế!

Trong nhóm các cổ phiếu lớn nhất thị trường, HPG có EPS cao nhất, đạt 6.282 đồng, tiếp theo là PVD (4.341 đồng) và FPT (4.185 đồng). Nhìn chung, những cổ phiếu lớn vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, dù cho tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.
Kết quả kinh doanh 6 tháng của một số cổ phiếu lớn
(Nguồn: BCTC các doanh nghiệp, CafeF)
 
Nhờ kết quả kinh doanh tốt mà nhiều cổ phiếu trong số trên đã có sự tăng giá mạnh mẽ trong thời qua. Từ mức giá đáy 34.900đ (ngày 10/6), VSP đã có sự bứt phá nhanh chóng lên trên 100.000 đồng vào đầu tháng Tám (tăng gần 3 lần). Từ giữa tháng Sáu tới nay, nhiều cổ phiếu cũng tăng giá gần gấp đôi như DTC, TSC, HPG ...

Theo CafeF
Blogged with the Flock Browser

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công ty chứng khoán đón đầu cơ hội (dau tu cong nghe)

The Redback