Chiến lược mặt biển của Trung Quốc và vấn đề Biển Ðông [2] - trích blog bờM®

Chiến lược mặt biển của Trung Quốc và vấn đề Biển Ðông [2]
Nguyễn Duy Chính
“… Trung Cộng hoàn toàn không có kế hoạch củng cố hay xây dựng mặt biển mà chỉ chú trọng ở lục địa vì đó sẽ là cơ sở chính tiếp ứng cho việc trường kỳ kháng chiến với đế quốc tư bản …”

III. Chiến lược hiện đại của Trung Hoa

A. Sự chuyển hướng của chiến tranh nhân dân

Lý thuyết chiến tranh nhân dân từ trước đến nay vẫn được coi là lý thuyết chủ đạo cho chiến lược của Trung Cộng. Quan niệm then chốt của lý thuyết này là "tích cực phòng ngự" (jiji fangyu) lấy yếu tố chủ động là chính để có thể vận dụng một lực lượng yếu đánh bại một kẻ thù đông đảo hơn, trang bị mạnh hơn. Ngay từ những ngày đầu tiên của chế độ cộng sản, Mao Trạch Ðông đã nghiên cứu kỹ lưỡng và các đặc tính của chiến tranh trong tương lai, cường và nhược điểm của đối phương và khai triển khía cạnh tích cực phòng ngự thành lý thuyết mà họ gọi là trường kỳ kháng chiến. Dụ địch vào sâu bằng cách dẫn địch theo hướng mình muốn, đưa địch đến chiến trường ta đã chuẩn bị sẵn là chiến thuật căn bản của chiến tranh nhân dân.

Thế nhưng khi đem áp dụng các nguyên tắc của chiến tranh nhân dân vào trận chiến Triều Tiên, lý thuyết chiến tranh nhân dân tỏ ra không hợp thời khi đối phó với một kẻ thù có sức mạnh ưu thế về không quân và hải quân cũng như có tiềm năng sử dụng nguyên tự Thành thử, Bắc Kinh phải bí mật tìm cách chế tạo võ khí hạch tâm, phi đạn, tăng cường sức mạnh quân đội chính qui, hiện đại hoá hệ thống tình báo, tính cơ động và phương pháp tập trung quân lực. Các chiến lược gia Trung Cộng phải từ từ điều chỉnh lại lý thuyết chỉ đạo chiến tranh được đặt dưới tên "chiến tranh nhân dân trong tình huống hiện đại"[27] Căn bản của chiến lược mới gồm ba điểm:

1. Chiến tranh sắp tới sẽ là chiến tranh qui mô, sử dụng võ khí tối tân.

2. Chiến tranh sẽ leo thang và Trung Quốc sẽ bắt buộc trở thành một bãi chiến trường.

3. Khi bắt đầu kẻ thù sẽ có ưu thế hơn về võ khí nhưng về lâu về dài, chiến tranh nhân dân sẽ thắng.

Chính vì thế, Mao đã nỗ lực xây dựng Ðệ Tam Lộ Tuyến, di chuyển các khu vực kỹ nghệ quan trọng vào sâu trong đất liền vì ông ta tin rằng khu vực duyên hải sẽ bị tàn phá ngay từ đầu. Thành ra, Trung Cộng hoàn toàn không có kế hoạch củng cố hay xây dựng mặt biển mà chỉ chú trọng ở lục địa vì đó sẽ là cơ sở chính tiếp ứng cho việc trường kỳ kháng chiến với đế quốc tư bản.

Tuy nhiên đến đầu thập niên 1960, Trung Cộng lâm vào tình trạng mâu thuẫn với Liên Xô, gây ra tranh chấp kịch liệt về nhận định chiến lược trong nội bộ. Cuộc Cách Mạng Văn Hoá chính là phương tiện mà Mao dùng đẻ thanh trừng tất cả những người nào không cùng chủ trương với ông ta. Mao Trạch Ðông chủ trương một tư thế độc lập với Liên Xô trong khi Lưu Thiếu Kỳ lại muốn đứng chung trong một khối xã hội chủ nghĩa do Nga lãnh đaọ. Sự tranh chấp đó không những đưa tới việc tàn sát lẫn nhau mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề đối ngoại, nhất là chiến tranh Việt Nam. Việc Việt Nam ngả hẳn theo Liên Xô sau khi chiến tranh chấm dứt đã đưa đến mâu thuẫn nghiêm trọng giữa hai nước và cuộc chiến Việt Trung năm 1979 là cao điểm của thế đối nghịch đó. Năm 1985, Quân Ủy Hội trung ương của Trung Quốc đã chuyển hướng tâm điểm chiến lược của Hồng quân từ mạn bắc xuống mạn nam, thay thế việc đối phó với Liên Xô bằng công tác chuẩn bị chiến tranh khu vực để tranh giành ảnh hưởng. Tương ứng với sự thay đổi đó, Trung Quốc cũng tăng cường lực lượng tại căn cứ Ðam Giang (Zhanjiang) nằm cạnh vịnh Bắc Việt và các căn cứ tại đảo Hải Nam.[28]

B. Hiện trạng của hồng quân Trung Quốc

Theo tài liệu của Trung Quốc Thời Báo số ra ngày 13 tháng 3 năm 1993 dưới nhan đề “Hướng Ði Mới về quân sự của Trung Quốc” (Trung Cộng Quân Sự Tân Ðộng Hướng), số mục chi tiêu của Trung Cộng về quân sự trong 45 năm qua như sau:


Thời gian ( Năm )
Quân Phí (tỉ nhân dân tệ)
tăng so với năm trước
% ngân sách quốc gia
Ghi chú
1951 5.264 2.463 42.97 Chiến tranh Triều Tiên
1953 7.538 1.754 34.24 Gia tăng hải quân Chiết Giang
1955 6.5 .700 24.14 Hợp đồng tác chiến tấn công các đảo ngoài khơi Ðài Loan
1969 12.618 3.218 23.99 Chiến tranh biên giới Trung Xô
1971 16.947 2.423 23.15 Trung Xô giằng co, gia tăng phòng thủ
1979 22.266 5.482 17.48 Chiến tranh Việt Hoa ở biên giới
1989 25.146 3.356 8.34 Thiên An Môn và chiến tranh Trường Sa
1990 29.031 4.031 11.9 Cộng Sản sụp đổ ở Ðông Âu, chiến tranh Trường Sa
1991 33.383 4.355

1992 37.389 4.006 11.57
1993 49.00 11.611 11.00 Gia tăng quân sự đối phó với vấn đề Ðài Loan và biển đông

Theo bản báo cáo của Bộ Quốc Phòng chính phủ Ðài Loan năm 1994[29], lực lượng của Trung Cộng hiện nay bao gồm Nhân Dân Giải Phóng Quân, Cảnh Sát Võ Trang và Dân Binh. Theo phương án của Quân Ủy Trung Ương tại Bắc Kinh năm 1991 thì tổng số binh lực họ đã rút từ 3.2 triệu xuống còn 3 triệu người. Hiện nay, lực lượng chính qui của họ là 3 triệu người, cảnh sát võ trang 870,000 người và 700,000 dân binh, tổng cộng khoảng 4.57 triệu.

1. Lục quân

Lục quân hiện nay ước chừng 2.2 triệu, chia ra 7 quân khu, 24 quân đoàn, trên 80 sư đoàn bộ binh, trên 20 sư đoàn thiết giáp, trên 30 sư đoàn pháo binh không kể thành phần tiếp liệu và cần vụ. Trung Cộng có chừng 12,000 xe tăng, bao gồm chiến xa 59-2, và 69 làm chủ lực và khoảng 15,000 đại pháo. Lục quân còn được trang bị phi đạn M-9, M-11 là những võ khí mới mà họ đang cố gắng sản xuất và huấn luyện.

2. Hải quân

Hiện vào khoảng 350,000 người bao gồm lực lượng phòng vệ duyên hải, thủy quân lục chiến và hải thuyền, được chia ra thành 3 hạm đội Ðông Hải, Nam Hải và Bắc Hải. Trung Cộng hiện có gần 100 tàu ngầm có trang bị đầu đạn nguyên tử Trên mặt biển có khoảng 50 chiến hạm, trên 100 tàu chạy nhanh trang bị phi đạn, 40 tàu đổ bộ và hơn 1000 tàu tiếp liệu. Ngoài ra còn một lữ đoàn thủy quân lục chiến và chừng 1000 phi cơ nhiều loại.

3. Không quân

Tổng cộng lực lượng không quân Trung Cộng có chừng 370,000 người bao gồm cả các đơn vị phòng không và các phi đoàn. Tất cả có hơn 40 sư đoàn không quân chủ yếu là dùng để tấn công. Họ có chừng 4000 chiến đấu cơ và 400 oanh tạc cơ, có cả phi cơ mang võ khí nguyên tử, 400 vận tải cơ, và 100 máy bay trực thăng.

Lực lượng phi đạn chiến lược


Trung Cộng còn có một lực lượng sử dụng phi đạn chừng 100,000 người có trang bị hai loại phi đạn CSS-4 và CSS-3 có tầm liên lục địa vá CSS-2 có tầm bắn xạ Tổng cộng có chừng hơn 100 phi đạn nguyên tự Họ đang thử nghiệm loại CSS-5 có tầm bắn xa hơn, và công phá mạnh hơn.

C. Chiến lược mặt biển của Trung Quốc hiện đại

Hải quân Trung Quốc ngay từ thời Dân Quốc vẫn theo đuổi một kế hoạch phòng ngự vùng ven biển (cận hải phòng ngự, jinhai fangyu) và việc thay đổi quan điểm binh bị không ảnh hưởng mạnh đến chiến lược này. Chiến lược mặt biển chẳng qua chỉ là một hệ luận của chủ thuyết chiến tranh nhân dân nên biến chuyển tương úng với việc cải tổ binh pháp. Cả tích cực phòng ngự lẫn cận hải phòng ngự đều rút ra từ lý luận của Mao Trạch Ðông.

Ngay từ khi Cộng Sản chiếm được Hoa Lục năm 1949, họ đã ý thức được sự quan trọng của phát triển hải quân khi chính quyền Tưởng Giới Thạch đã triệt thoái thành công lực lượng của họ sang Ðài Loan mà Trung Cộng không ngăn chặn hay truy kích nổi. Ngày mồng 3 tháng 10 năm 1949, năm tiểu đoàn của sư đoàn 61 tấn công vào lực lượng Quốc Dân Ðảng trấn đóng ở đảo Dengbu (Thượng Hải). Nhờ tiếp viện bằng đường bể, quân đội Quốc Dân Ðảng đã đánh bại lực lượng ưu thế của Cộng Sản. Cuối tháng 10, quân cộng sản lại tấn công đảo Kim Môn nhưng cũng thất bại, tổn hại hơn 9000 người. Từ đó, Mao Trạch Ðông càng quan tâm hơn về an ninh mặt biển, gia cường hải quân không phải chỉ để mưu tính đánh chiếm Ðài Loan mà còn có ý đồ trở thành một cường quốc quân sư Mao đã viết:

Chúng ta phải xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng phòng ngự vùng duyên hải để chặn đứng sự xâm lăng của đế quốc.

Chiến lược trong giai đoạn này nhằm đối phó với lực lượng Quốc Dân Ðảng trong trường hợp Trung Hoa dân quốc đổ bộ và hạm đội thứ 7 của Mỹ ở Thái Bình Dương. Mao đem lý thuyết chiến tranh nhân dân trên bộ biến chế để áp dụng vào chiến lược mặt biển. Hải quân được tổ chức thành những lực lượng chiến đấu nhỏ, vừa dùng để phòng ngự, vừa dùng để tấn công. Chiến lược đó áp dụng mãi tới khi Mao Trạch Ðông lìa trần. Tuy nhiên, những quân sự gia của Hồng quân vẫn quan tâm đến việc phát triển các loại chiến hạm, tiềm thủy đĩnh và khí giới chiến lược để gia tăng sức mạnh của họ trên mặt biển. Mắc dầu những biến cố chính trị nội bộ, nhất là vụ Cách Mạng Văn Hoá trong thời kỳ 1966-1976 đã làm chậm lại phần nào mưu tính đó, lực lượng hải quân của Trung Cộng vẫn bành trướng đáng kể.

Sau khi Mao chết, tuy Ðặng Tiểu Bình vẫn nhấn mạnh vào chiến lược "tích cực phòng ngự, cận hải tác chiến" (jiji fangyu, jinhai zouzhan) nhưng duyên hải của Trung Quốc nay đã được nhìn dưới góc độ mới. Từ khi họ đem quân chiếm được quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (1974) và một phần quần đảo Trường Sa (1988), cận hải tác chiến có nghĩa là khống chế toàn bộ vùng biển kéo dài từ eo biển Ðài Loan tới tận eo biển Malacca.



Thời kì
Chính sách
Nội dung
1950-1975 Duyên hải phòng ngự sử dụng căn cứ trên đất liền Hải quân tuy có trang bị phi cơ, tiềm thủy đĩnh, chiến đấu cơ nhưng chủ yếu vẫn là phòng ngự duyên hải
1976-1982 Duyên hải phòng ngự sử dụng căn cứ trên biển Trung Cộng tăng cường thêm tiềm thủy đĩnh, ngư lôi hạm, hộ tống hạm chế tạo từ năm 1969 đến năm 1976
1983-2000 Duyên hải phòng ngự căn cứ trên biển có thể sử dụng đầu đạn nguyên tử Trung Cộng thành công trong việc thử nghiệm hỏa tiễn JL-1SLBM năm 1982. Hỏa tiển này được trang bị trong tàu ngầm 09-2 thực hiện từ năm 1988
2000- Liên hiệp căn cứ (trên biển) sử dụng võ khí nguyên tử Trung Cộng tiếp tục chế tạo các loại tiềm thủy đĩnh có mang đầu đạn nguyên tử tầm 8,000km

Sự phát triển chiến lược mặt biển của Trung Cộng

Năm 1985, Ðặng Tiểu Bình nhận định là hai siêu cường Nga Mỹ sẽ bận rộn giữ miếng với nhau nên sẽ không quốc gia nào dám tấn công Trung Hoa ít nhất cũng tới năm 2000. Hơn thế nữa, hai siêu cường còn phải nỗ lực ve vãn Trung Quốc và Trung Quốc phải khai thác triệt để cơ hội đó để một mặt canh tân quốc phòng, một mặt lấn chiếm biển Ðông và o ép Ðài Loan. Trung Cộng tuyên bố là họ phải tăng cường để bảo vệ 18,000 km bờ biển và hơn 3,000,000 km2 vùng biển, một lãnh hải rộng gần bằng 1.3 lãnh thổ của họ. Sự giảm thiểu lực lượng của Hoa Kỳ trong hơn hai thập niên qua gián tiếp thúc đẩy Trung Cộng bành trướng xuống phía Nam. Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), chỉ huy trưởng hải quân Trung Quốc đã nhận định như sau:

Vai trò quân sự trên mặt biển ngày càng quan trọng và việc đấu tranh giành quyền làm chủ hải vực giữa các siêu cường ngày thêm gay gắt. Chính vì thế, nhiệm vụ chủ yếu của việc gia tăng công tác quốc phòng là xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại ngõ hầu ngăn chặn mọi cuộc xâm lăng, bảo vệ quyền ích quốc gia trên mặt biển. [30]

Tuy nhiên, Trung Cộng cũng e ngại là trong giai đoạn này, hải quân của họ chưa có khả năng đối phó với một trận chiến "bất thình lình, nhanh gọn, trên một vùng lãnh hải rộng lớn, xa đại lục đòi hỏi khả năng phối hợp cả ba loại hải lục không quân". Chính vì quan tâm đó, Trung Cộng tập trung nỗ lực vào việc thủ đắc những kỹ thuật quân sự của Liên Xô bằng cách thuê mướn kỹ thuật gia, mua các loại phi cơ tầm xa và nhất là hàng không mẫu hạm. Trung Cộng biết rằng họ rất khó khăn trong việc làm chủ trên không, và không làm chủ trên không thì không thể làm chủ mặt biển. Trước đây, họ e ngại sự can thiệp của hải quân Liên Xô đang trú đóng tại Cam Ranh thì nay họ lại quan tâm đến vai trò của Hoa Kỳ tại Ðông Á nhất là từ khi mối tương quan Mỹ Hoa trở nên căng thẳng khi Hoa Kỳ cho phép Tổng Thống Ðài Loan Lý Ðăng Huy sang dự buổi họp mặt cựu sinh viên Cornell ở New York trong tháng 6, 1995 vừa qua.

Ngày 19 tháng 7, 1995 Trung Cộng thử một hỏa tiễn địa địa (surface-to-surface), có tầm bắn tới tận Hoa Kỳ trong eo biển Ðài Loan mà các bình luận gia cho là để trắc nghiệm khả năng phòng thủ của chính phủ Quốc Dân Ðảng.[31] Trung Cộng cũng công khai kêu gọi sự triệt thoái toàn bộ quân đội Hoa Kỳ ra khỏi khu vực Thái Bình Dương, một việc mà trước đây không hề có. Sự hiện diện của Mỹ ngày nay không còn là một đối trọng với lực lượng của Liên Xô mà đã trở thành một chướng ngại cho việc bành trướng của Tàu. Có lẽ họ muốn xác định một cách không minh thị là Á Châu là khu vực ảnh hưởng (sphere of influence) của Trung Quốc.

Ðó cũng là dấu hiệu Trung Cộng đã chuyển hướng từ cận hải phòng ngự sang cận dương phòng ngự và lăm le tiến hành viễn dương phòng ngự.[32] Nếu quả thực Hoa Kỳ e ngại về khoảng trống quyền lực ở tây ngạn Thái Bình Dương lọt vào tay Trung Cộng, việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam là một dấu hiệu cho thấy người Mỹ đang tìm lại vai trò quân sự của họ mà lâu nay bị nhu cầu kinh tế làm cho lu mờ.

Hải quân Trung Cộng tại Biển Ðông

Nam Hải hạm đội của Trung Cộng đảm trách khu vực biển đông, theo nguyên tắc bao gồm cả khu vực Hoàng Sa và Trường Sa. Ðơn vị chủ yếu trú đóng khu vực Quảng Châu, Ðam Giang, Du Lâm có khoảng 700 chiến hạm phần lớn là tàu đổ bộ.

Từ khi bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Trung Cộng không còn phải tập trung lực lượng phòng thủ biên giới phía bắc nên đã điều động tăng cường binh lực ở đông và đông nam, chuyển hướng phòng ngự chiến lược từ đất liền sang các hải đảo. Trung Cộng cũng gia tăng quân phí lên một lức đáng kể vì ngoài ngân sách quốc phòng (khoảng 6 tỉ năm 1993), họ còn các lợi tức mà các đơn vị sản xuất của quân đội đem lại, kể cả sản xuất hàng tiêu dùng đến mở khách sạn cho thuê (khoảng 6 tỉ nữa). Việc bán vũ khí cũng đem lại một số tiền đáng kể (vào khoảng 2 tỉ dollar năm 1993). Ngân sách nghiên cứu vũ khí chiến lược lại không nằm trong ngân sách quân sự. Vì thế nếu tính tổng số, người ta ước lượng ngân sách thực sự mà Trung Cộng dùng vào việc quốc phòng phải từ 12 đến 24 tỉ dollar.[33] Quan trọng hơn nữa là giá trị tiêu thụ của đồng dollar ở Trung Hoa cao hơn nhiều so với Mỹ hoặc Nhật (nghĩa là một đồng tại Trung Hoa có thể mua được nhiều gấp năm, gấp sáu lần ở Mỹ) nên sự đầu tư vào binh bị của họ rất đáng kể.

Trong công tác hiện đại hoá quân sự, việc tăng cường sức mạnh hải quân được coi như ưu tiên hàng đầu. Các loại võ khí chiến lược mới, khu trục hạm, và chiến hạm có mang đầu đạn nguyên tử đều nhằm mục đích thao túng và chiếm lĩnh biển đông.[34] Chủ điểm của họ là tăng cường tính cơ động và tốc độ phản ứng nên sẵn lòng bỏ tiền mua những loại máy bay và tàu chiến. Năm 1995, Trung Cộng đã mua của Liên Xô hai tàu ngầm và vẫn còn đặt mua thêm một số khác. Họ cũng hết sức tìm cách có được hàng không mẫu hạm, không phải chỉ vì tính chất chiến thuật mà coi đó như một biểu trưng của cường quốc trên biển cả. Hồi cuối thập niên 1980, Trung Cộng đã tháo rời một mẫu hạm cũ của Úc bán theo hàng phế thải để học hỏi và nay đang điều đình với hãng Bazan (là hãng Tây Ban Nha đã bán cho Thái Lan một tiểu mẫu hạm hồi tháng giêng 1996). Thế nhưng Trung Cộng muốn tự mình chế tạo hơn là lệ thuộc kỹ thuật vào nước ngoài.[35]

1. Lực lượng hải quân Trung Cộng tại Biển Ðông

Biển Đông đối với Trung Cộng là một khu vực quan trọng về mặt chiến lược. Quang Minh Nhật Báo của tỉnh Quảng Ðông đã viết như sau:

Vì nằm giữa Ấn Ðộ Dương và Thái Bình Dương nên Nam Hải là một vùng chiến lược thiết yếu. Nam Hải là cửa ngõ ra thế giới bên ngoài của lục địa và những đảo ngoài khơi của Trung Quốc. Các quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của ta) nằm giữa thủy lộ nối liền Quảng Ðông, Manila và Singapore nên vị trí địa lý lại càng cực kỳ quan trọng.[36] Việc chiếm cứ các hòn đảo xa xôi này nhằm 3 mục tiêu chính:

- Yểm trợ các công tác tình báo và thực hiện các dự phóng quân sự trên biển và trên không đối với các khu vực lân cận.

- Kiểm soát và yểm trợ ngư nghiệp và các hoạt động gia tăng sản xuất lương thực, khai thác biển cả và thềm lục địa để tìm kiếm khoáng sản và dầu hỏa.

- Sử dụng làm những căn cứ để liên lạc, quan sát khí tượng và báo cáo, tiếp cứu trên không và trên biển, kiểm soát ô nhiễm

2. Thao tác

Hải quân Trung cộng trong những năm gần đây đã chứng tỏ vai trò làm chủ biển đông của họ bằng những lần thao diễn, một phần chuẩn bị cho việc chiến đấu trên đại dương, mặt khác thị uy với những tiểu quốc. Năm 1980, một lực lượng bao gồm 18 chiến hạm đã thao diễn trên một khu vực 8,000 dặm biển tại Nam Thái Bình Dương, trong đó thí nghiệm các loại hỏa tiễn liên lục địa mà họ mới chế tạọ Paul Kennedy đã tự hỏi là phải chăng đây là lần thứ hai mà Trung Hoa biểu dương lực lượng hải quân kể từ khi hạm đội của Trịnh Hoà diệu võ dương oai hồi thế kỷ thứ 15 (?) [37] Hồi tháng 3 năm 1988, sau cuộc chiến tranh với Việt Nam tại Trường Sa không lâu, tướng Trì Hạo Ðiền, Tổng tham mưu trưởng Hồng quân, đã cùng một số viên chức cao cấp của Trung Cộng đi quan sát các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong 8 ngày để đưa ra phương lược tại biển đông. Y ra lệnh cho hải quân Trung Quốc tăng cường phòng thủ và giao trọng trách tiếp ứng cho tỉnh Hải Nam một khi có biến.[38] Sau đây là một số diệu võ dương oai trong vài năm qua.

5.93 Sán Ðầu (Quảng Châu): tập trận giả đổ bộ.

7.93 Nam Hải: thao luyện phương pháp chống võ khí nguyên tử, tấn công chớp nhoáng các mục tiêụ Có sự tham dự của các khu trục hạm và hộ tống hạm cùng chiến hạm trang bị đầu đạn nguyên tử.

7.93 Ðông Hải: kế hoạch tác chiến 9320 gồm chiến hạm và khoái đĩnh mang đầu đạn nguyên tử.

8.93 khu vực Du Lâm, Hải Nam: phối hợp không quân và hải quân trong kế hoạch mang số 9308. Có sự tham dự của 21 chiến hạm và 5 hải thuyền.

7.95 phóng 6 hỏa tiễn cách Ðài Loan 85 dặm về hướng bắc.

11.95 tập trận đổ bộ trên một hòn đảo cách Ðài Loan 200 cây số.

2.96 thao dợt đại qui mô tại Phúc Kiến, ngang eo biển Ðài Loan.

3.96 phóng 4 hỏa tiễn tầm trung M-9 tại vùng biển Ðài Loan. Trung Cộng cũng thao dợt trong ba ngày, sử dụng tổng cộng 10 chiến hạm và 10 phi cơ. Hoa Kỳ phải gửi hàng không mẫu hạm Independence, tàu phóng hỏa tiễn Bunker Hill, Mc Clusky và chiến hạm Hewitt tới tuần phòng ngăn ngừa Trung Cộng gây hấn.

3. Tranh chấp tại Biển Ðông


Tranh chấp quan trọng nhất tại vùng biển đông của Việt Nam (còn gọi là biển Trung hoa hay Nam Trung Quốc Hải) là tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam tại vịnh Bắc Việt và quyền sở hữu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc đặt tên là Tây Sa và Nam Sa).

a. Tại vịnh Bắc Việt (Tonkin Gulf), hai bên không đồng ý trên vấn đề phân định ranh giớị Vịnh Bắc Việt nằm giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ðộ sâu của vùng biển này từ 60 đến 300 mét và có nhiều triển vọng khai thác dầu hỏa.

b. Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía đông Ðà Nẵng (Việt Nam) và nam Hải Nam (Trung Quốc) đã bị Trung cộng chiếm đóng từ năm 1974. Quần đảo này bao gồm hai nhóm, Amphitrite và Crescent. Ngày 4 tháng 5 năm 1993, vệ tinh Nhật Bản đã chụp được một không ảnh về căn cứ quân sự Trung Cộng đã xây trên đảo Woody, trong đó có một phi đạo dài 2500 mét.[39]

c. Quần đảo Trường Sa trải dài trên 1000 km, cách bờ biển phía đông Việt Nam khoảng 650 km và khoảng 1000 km nam đảo Hải Nam, Trung Quốc, 160 km tây đảo Sarawak, Mã Lai và 100 km phía tây đảo Palawan, Philippines.

4. Diễn tiến tranh chấp tại Biển Đông

a. Vịnh Bắc Việt: Năm 1885, Pháp ký với triều đình Mãn Thanh hoà ước Thiên Tân trong đó có qui định biên giới giữa Ðông Dương (thuộc Pháp) và Trung Hoa. Thế nhưng lúc đó lại không nói rõ hải phận giữa hai bên được chia cắt như thế nào. Những điều ước thương mại về sau ký kết giữa hai bên tuy có nói qua về một vài nguyên tắc tổng quát trên mặt biển nhưng lại chỉ đề cập đến việc ký giấy phép và chính sách thủy lộ mà thôi.

Ðến năm 1977, hai nước Việt Nam và Trung Quốc đồng ý ngồi lại để quyết định ranh giới trên vịnh Bắc Việt nhưng hai bên không đồng ý về khu vực lãnh hải 12 dặm và 200 dặm giới hạn kinh tế theo qui ước về lãnh hải của Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc thì cho rằng toàn thể khu vực biển phía đông kinh tuyến 108 là thuộc quyền họ. Nếu chia như thế, 2.3 vịnh Bắc Việt thuộc về Việt Nam, còn quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn của Trung Cộng. Văn thư của Bộ Ngoại Giao Việt Nam ngày 16 tháng 3 năm 1979 và bài diễn văn ngày 12 tháng 5 năm 1979 của Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng Hàn Niệm Long đều có đề cập đến vấn đề tranh chấp nhưng không bên nào nêu rõ quan điểm của mình. Người ta cho rằng vấn đề vịnh Bắc Việt bị chìm vào trong những tranh chấp to lớn hơn về các quần đảo ngoài khơi. Tuy nhiên, nhiều vụ chạm súng đã xảy ra giữa hai bên trên vùng biển vịnh Bắc Việt và cả hai bên đều tiến hành thăm dó dầu khí trong khu vực đang còn chưa ngã ngũ.

Hồi tháng 9 năm 1992, Trung Cộng đã ngang nhiên đem tàu đến khoan dầu tại khu vực 19 độ 17 phút bắc vĩ tuyến 18 và 107 độ 16 phút đông kinh tuyến, nghĩa là hoàn toàn nằm trong khu vực mà Trung Quốc đồng ý là thuộc Việt Nam. Trung Quốc cũng bắt giữ nhiều thuyền đánh cá Việt Nam qua lại trong vùng và dời một số mốc địa dư trên vùng biên giới Lạng Sơn.[40]

b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Không biết quần đảo Hoàng Sa được con người tìm ra từ bao giờ nhưng trong bản đồ của Việt Nam vẽ từ năm Canh Tuất (1490) đời Hồng Ðức triều Lê Thánh Tông đã có xuất hiện quần đảo Hoàng Sa. Theo Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư giữa thế kỷ thứ 17 thì quần đảo này dài 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng dựng giữa biển. Quan quân Việt Nam cũng trú đóng tại đây, hàng năm đến cuối mùa đông thì chúa Nguyễn cho một đoàn thuyền 18 chiếc, chở 70 quân nhân ra ở từ tháng giêng đến tháng 8 mang theo 6 tháng lương thực và giao nạp về những thứ thu nạp như hải sản, vàng bạc, súng đạn đổi từ các thương buôn đi qua.[41]
Đại Nam nhất thống toàn đồ
[
xem hình khổ lớn]

Theo Ðại Nam nhất thống toàn đồ của Phan Huy Chú vẽ dưới triều Minh Mạng (Giáp Ngọ 1834), trong đó có vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa (xem bản đồ đính kèm). Sách cũng có chép quần đảo này gồm hơn 130 đảo to nhỏ (kể cả hai quần đảo làm một) tên là Ðại Trường Sa hoặc Vạn Lý Hoàng Sa hoặc Vạn Lý Trường Sa, dài không biết mấy nghìn dặm chạy từ đông sang nam.

Các quan quân cử ra coi sóc việc trấn thủ và thu thuế ở các hải đảo này gọi là Ðội Hoàng Sa, thường là người tình nguyện trong các địa phương thuộc Bình Thuận, Cảnh Dương. Trong thời gian chiến tranh, hoạt động của đội Hoàng Sa bị gián đoạn nhưng từ năm 1787, vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc lại tái lập, thăng cai hợp Phan Cảnh Hữu, người xã Phú Nhiêu lên chức cai đội trông coi việc quản trị các hải đảo. Năm 1803 vua Gia Long cũng dùng lại những người của triều Tây Sơn làm đội Hoàng Sa.

Trong An Nam đại quốc họa đồ của giám mục Tabert vẽ năm 1838, tận cùng bên phải cũng có vẽ quần đảo Hoàng Sa với ghi chú là Paracel (Cát vàng), rõ ràng là một bộ phận của nước ta không khác gì Pulo Condor (Côn nôn) hay Pulo Panjang (Thổ Châu), Pulo Ubi (Hòn Khoai) ... là những địa danh cũng có ghi trên bản đồ này còn tồn tại đến ngày nay.[42] Về phương diện trắc họa, bản đồ Tabert vẽ tương đối chính xác khoảng cách quần đảo Hoàng Sa và bờ biển phía đông. Ngoài ra, tất cả những bản đồ cổ khác của người Âu Châu vẽ đều có vẽ chi chít nhiều đảo nhỏ tượng trưng cho những tiểu đỏa tại biển đông và đều vẽ cận kề Việt Nam, minh thị những đảo này là một phần lãnh thổ nước ta.
An Nam đại quốc hoạ đồ (1838)
[
xem hình khổ lớn]

Về mặt lịch sử, hầu như không quốc gia nào để ý đến các quần đảo này ngoài Việt Nam. Năm 1753, hai người lính cơ trong đội Hoàng Sa trong công tác chẳng may bị gió thổi giạt vào Quỳnh Châu, nhà Thanh cho trả về Ðàng Trong. Một lần khác, tàu buôn Anh cát Lợi bị cướp biển nhũng nhiễu có gửi thư lên Thanh đình bắt đền, nhà Thanh trả lời vùng đó thuộc Việt Nam muốn gì liên lạc triều đình Việt Nam. Thành ra cho đến đầu thế kỷ 20, Việt Nam hoàn toàn làm chủ và chịu trách nhiệm về các quần đảo ấy. Các quan chức Việt Nam ngoài việc trú phòng còn làm cả công việc thám sát, đo đạc và vẽ bản đồ quân sự, dựng những mộc bài (bảng gỗ) làm dấu. Năm 1836, quan ta là Phạm quang Ảnh cho dựng 10 bảng gổ.

Thời Pháp thuộc, người Pháp cũng cho binh lính thủ ngự, khai thác hải sản đặc biệt là phân chim (phosphate) thu hoạch hàng trăm ngàn tấn mỗi năm. Khi Pháp trao trả độc lập, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam Cộng Hoà và Hải quân Việt Nam thay thế quân đội Pháp trấn giữ.[43]

Trong thời kỳ đệ nhị thế chiến, sau khi Nhật đầu hàng Ðồng Minh, quyền tiếp thu Việt Nam được giao cho Trung Hoa và Anh thực hiện. Nhân dịp này, chính quyền Tưởng giới Thạch có công bố những quần đảo trong vùng Nam Hải (tức biển Ðông của Việt Nam) là lãnh thổ Trung Hoa.[44] Các tên Trung Sa, Ðông Sa, Nam Sa, Tây Sa đẻ ra từ đó. Vào thời kỳ ấy, Việt Nam còn đang đấu tranh giành độc lập, các chính quyền quốc gia chưa ổn định nên cũng không quan tâm nhiều về việc nhận vơ ấy. Vả lại, chính Trung Hoa cũng đang còn phải giải quyết vấn đề Quốc Cộng nên cũng không có hành động nào cụ thể lấn chiếm các hòn đảo này. Và chả cứ gì vài hòn đảo vô danh ở ngoài khơi, Trung Hoa còn công khai tuyên bố nhiều quốc gia khác trong đó có cả bán đảo Ðông Dương,[45] Thái Lan, Triều Tiên là những thuộc quốc cũng thuộc về họ cả. Họ mập mờ đánh lận giữa những quốc gia trong thời phong kiến triều cống và thần phục với những chư hầu theo kiểu phiên trấn do vua Tàu ban cho.

Ngoài những văn kiện chính thức và liên tục chứng tỏ chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo ở biển đông từ thời tự chủ đến thời Pháp thuộc, Thủ tướng Việt Nam, ông Trần Văn Hữu trong bản tuyên bố đọc tại hội nghị San Francisco ngày 6 và 7 tháng 9 năm 1951 đã long trọng xác quyết trước đại biểu thế giới:

... Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.[46]

Lời tuyên bố đó không ai trong và ngoài hội nghị phản đối cả.

Tới năm 1954, sau khi tiếp thu từ người Pháp, hải quân Việt Nam đã trú đóng và thiết lập một đài khí tượng nhỏ trên đảo Pattle ở Hoàng Sa. Năm 1956, Trung Cộng đem quân chiếm đảo Boisée (Woody) cách Pattle 50 hải lý về phía Bắc. Từ đó những đảo mạn Ðông Bắc thì hải quân Trung Hoa giữ, mạn Tây Nam do hải quân Việt Nam giữ.[47]

Trước đó, vào tháng 5-1950, Trung Cộng trong quan hệ ngoại giao với Phi luật Tân có minh xác chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Khi ấy, tổng thống Phi Elpidio Quirino đã khẳng định là không thể để cho chủ quyền các hòn đảo này vào tay địch vì như thế sẽ uy hiếp an ninh cho quốc gia Phi luật Tân. Nhân Dân nhật báo tại Bắc Kinh đã thoá mạ Phi là tay sai của đế quốc Mỹ và hăm dọa "nếu Mỹ Phi tiếp tục duy trì quan điểm đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng"[48]. Tháng 8-1951, các quốc gia Ðồng Minh họp tại San Francisco ký với Nhật Bản một hiệp định qui định việc tiếp thu các cơ sở của Nhật trên biển Thái Bình Dương. Vì vấn đề Trung Hoa có hai chính phủ nên không được mời tham dự. Trong hiệp ước này có đề cập việc Nhật Bản phải trả lại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng không nêu rõ là trả cho ai. Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai hậm hực phát biểu:

Tây sa, Nam sa quần đảo cũng chẳng khác gì Ðông sa, Trung sa quần đảo đều là lãnh thổ Trung Quốc. Trước đây đế quốc Nhật có chiếm đóng thì nay phải trả lại cho Trung quốc. Chủ quyền của Trung quốc với các quần đảo Tây sa (Hoàng sa), Nam Sa (Trường sa), Mỹ Anh có nói đến (trong hiệp định San Francisco) hay không nói đến cũng chẳng ảnh hưởng gì! [49]

Tháng 2-1959, nghe tin Trung Cộng lấn chiếm đảo Duncan (thuộc quần đảo Hoàng Sa), trợ chiến hạm HQ-225 của Hải quân Việt Nam cùng 5 chiến hạm khác và 1 đại đội Thủy Quân Lục Chiến được đưa ra, đổ bộ lên bắt 32 tù binh Trung Cộng chở về Ðà Nẵng thẩm vấn nhưng sau lại trả về Hoàng Sa. Từ đó Việt Nam để 1 đại đội Thủy quân Lục Chiến trú đóng trên các đảo Duncan, Robert và Drummond đồng thời cho một pháo hạm tuần tiểu vòng quanh để đề phòng bất trắc.[50]

Thành ra, cho tới năm 1974, Trung Cộng chỉ chiếm đóng vài đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa, còn gần như toàn bộ các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, có quân đội bố phòng khai thác tài nguyên. Một phần vì Ðệ Thất hạm đội của Mỹ thường xuyên tuần tiễu, phần khác chiến tranh Việt Nam ngày càng lên cao, Trung Cộng không muốn trực tiếp đối đầu với Hoa Kỳ. Từ 5- 1959 đến 12-1971, Bộ Ngoại giao Trung Cộng lên tiếng hơn 200 lần về chủ quyền của họ kết án Mỹ dùng phi cơ và chiến hạm xâm phạm hải phận nhưng tuyệt nhiên không dám động binh.

Tháng 7-1971, Phi luật Tân một lần nữa minh xác chủ quyền trên quần đảo Spratly (Trường Sa), tuyên bố đã trấn giữ nhiều hòn đảo ở phía Ðông. Ngày 16-7-1971, Hoàng Vĩnh Thắng, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Cộng trong một bữa tiệc tiếp Bắc Hàn lại xác quyết "Tây Sa và Nam Sa là của Trung Quốc" [51].

Tới tháng 9-1973, Việt Nam Cộng Hoà, trong kế hoạch khai thác dầu hỏa ngoài khơi đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Phước Tuy. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng ngày 11-1-1974 ra thông cáo lên án Việt Nam và 4 ngày sau, hải quân Trung Cộng tiến chiếm Hoàng Sa. Sau 5 ngày kịch chiến, lực lượng Việt Nam bị đánh bại, một số bị bắt làm tù binh, một số chiến hạm bị đánh đắm. Trung Cộng hoàn toàn làm chủ Hoàng Sa. Quốc tế đều lên án Cộng Sản Trung Hoa dùng võ lực xâm lăng một nước khác. Pháp cung cấp nhiều tài liệu quan trọng trong chứng minh về sự hiện hữu của chính quyền và nhân dân Việt Nam trên các khu vực này.

Hải quân Việt Nam lập tức được điều động đến các hòn đảo còn lại trên quần đảo Trường Sa, cắm cờ trên các hoang đảo ngoài khơi dọc theo bờ biển. Ngày 4-2, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng lại lên tiếng: "Nam Sa quần đảo, Tây Sa quần đảo, Trung Sa quần đảo và Ðông Sa quần đảo đều là lãnh thổ Trung Quốc. Chủ quyền của Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa trên các hòn đảo và hải vực phụ cận không ai có thể chối cãi" [52]

Tháng 4-1975, Bắc Việt chiến thắng miền Nam cũng ra tiếp quản các hải đảo còn lại. Tháng 9-1975, Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất của Cộng Sản Việt Nam trong chuyến viếng thăm Bắc Kinh chính thức đề cập Trung Quốc phải trả lại các hải đảo cưỡng chiếm trước đây. Tuy nhiên, Trung Cộng bác bỏ đề nghị đó.

Trong nhiều năm, vì vấn đề nghiên cứu thềm lục địa, Trung Cộng và các quốc gia Việt Nam, Phi luật Tân, Mã Lai Á có nhiều tranh biện về chủ quyền của quần đảo Trường Sa.

Ngày 14-6-1976, Trung Cộng chống đối Phi Luật Tân về việc tìm kiếm mỏ dầu tại ngoài khơi Tây Nam.

Ngày 26-9-1979, Trung Cộng lên án tổng Thống Marcos cho sáp nhập vùng hải phận Trường Sa vào bản đồ Phi.

Ngày 30-1-1980, một năm sau ngày Trung Việt chiến tranh, hai bên tiếp tục tranh luận về chủ quyền, khi thì bằng văn thư chính thức, khi thì bằng báo chí, Trung Cộng lại đưa ra một văn kiện khác xác quyết chủ quyền trên các quần đảo ngoài khơi biển Ðông. - Tháng 9-1983, Mã Lai chiếm một hòn đảo Nam Trường Sa, gây ra những phản đối cả từ 3 phía Phi, Việt, Hoa.

Việt Hoa tiếp tục công kích lẫn nhau từ 1984 đến 1988. Ngày 14 tháng 3 năm 1988, một lần nữa Trung Cộng đem quân tới chiếm Trường Sa, đụng độ với Hải quân Việt Nam, chiếm được vài hòn đảo nhọ Việt Nam phải tăng cường phòng thủ trên mặt biển cũng như tại quần đảo Trường Sa.


(còn tiếp một kì)
Nguyễn Duy Chính
[27] Lewis, John Wilson và Xue Litai, China’s Strategic Seapower. Stanford University Press 1994 trang 212

[28] Klare T. Michael, “The Next Great Arms Race”, Foreign Affairs, Summer 1993 trang 143

[29] Vương Phong, Phản Công Ðại Lục và Giải Phóng Ðài Loan. Hi Ðại thư cục, Ðài Loan 1995 từ trang 306 đến 310

[30] Lewis Wilson John và Xue Litai, China’s Strategic Seapower. Stanford University Press 1994 trang 226

[31] Farley Maggie, “China Missile Exercises Near Taiwan Also Test of Fortitude”, LA Times, July 20, 1995.

[32] Tuy nhiên, Trung Cộng có đủ khả năng làm chuyện đó hay không lại là chuyện khác. Mặc dù hết sức diệu võ dương oai nhưng theo các phân tích tình báo của Tây phương, họ chỉ có khả năng đổ bộ mỗi lần một sư đoàn (khoảng 20,000 người) và phải sử dụng cả tàu dân sự để tiếp sức. Họ cũng chưa đủ sức chống lại tấn công bằng máy bay và phương tiện truyền thông cũng còn non kém (The Economist, Feb. 3-9, 1996, trang 29)

[33] “Asia’s Arms Race”, The Economist, February 20, 1993, trang 20.

[34] “Trung Cộng quân sự tân động hướng”, Trung Quốc Thời Báo 13 tháng 3 năm 1993, trang 12

[35] “Asia’s arms racing”, The Economist Feb. 3-9, 1996, trang 29

[36] Peter Kien-hong Yu, A Study of The Pratas, Macclesfield Bank, Paracels, and Spratlys in the South China Sea. Defence Asia-Pacific Publications 1988, trang 28.

[37] Kennedy Paul, The rise and fall of the great powers. Random House 1987 trang 449

[38] Kim Thiên Lý, Trung Cộng Quân Sự Nhân Vật Bình Truyện, trang 36

[39] Thời Luận ngày 12 tháng 8 năm 1993 (Nhật Công Bố Bức Hình Do Vệ Tinh Chụp Căn Cứ Không Quân Trung Cộng ở Trưòng Sa) thực ra là Hoàng Sa mà ngưòi dịch nhầm là Trường Sa - Ghi chú của ngưòi viết

[40] “Trung Quốc hoạt động cách cửa sông Hồng Hà 70 hải lý”, Nguyệt san Thế Kỷ 21, tháng 10-1992, trang 17.

[41] Mãn Khánh Dương Kỵ &Trần Xuân Cầu, “Từ Bãi Cát Vàng đến Hoàng Sa và Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam”, Sử Học số 2, Nhà Xuất Bản Ðại Học và Trung học Chuyên Nghiệp, Hà Nội 1981 trang 82.

[42] Phụ bản của Nguyễn Khắc Ngữ, Bộ sưu tập Bản Ðồ Cổ Việt Nam. Tủ Sách tài liệu Sử địa, Nhóm Nghiên Cứu Sử Ðịa 1987

[43] Xin đọc thêm các tài liệu hết sức phong phú trong Ðặc Khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (Văn Nghệ-Khai Trí 1992) và Ðịa Lý Biển Ðông với Hoàng Sa và Trường Sa của Vũ Hữu San 1995.

[44] Gần đây, Trung Cộng muốn hợp thức hoá việc xâm lăng các quần đảo biển đông nên đã ngụy tạo nhiều tài liệu nói là biển đông đã thuộc về họ từ lâụ Thực ra, trước thế chiến thứ hai, Trung Hoa hoàn toàn không để ý gì tới vùng nàỵ Ý đồ và tham vọng của họ chỉ bắt nguồn từ khi chính quyền Tưởng Giới Thạch được giao cho nhiệm vụ giải giới quân Nhật tại Bắc vĩ tuyến 16 không phải vì Tàu mạnh mà vì Mỹmuốn đưa chính quyền Dân Quốc lên để sử dụng như một con cờ ở Á Châụ Trong quyết nghị của hội nghị Cairo ban hành ngày mồng 1 tháng 12 năm 1943, đã minh thị là "khi Nhật đầu hàng, (Ðồng Minh) sẽ lấy lại tất cả mọi lãnh thổ mà Nhật chiếm đóng, và sẽ giao trả những phần đất đã từng thuộc về Tàu lại cho Trung Quốc" và những vùng đất này không hề đề cập đến những quần đảo tại biển Ðông (all outside lands which Japan had acquired were to be taken away from her; and that all territories that had once been Chinese would be returned to that country). Ðây là nguyên văn trích trong Hiến Chương Cairo ký kết giữa Roosevelt, Churchill và Tưởng giới Thạch qui định việc giao hoàn đất cho Tàu:

... It is their purpose that Japan shall be stripped of all the island in the Pacific which she has seized or occupied since the beginning of the first World War in 1914, and that all the territories Japan has stolen from the Chinese, such as Manchuria, Formosa, and the Pescadores, shall be restored to the Republic of Chinạ Mục tiêu của Tam Cường là tước lại tất cả những hòn đảo trong vùng Thái Bình Dương mà Nhật đã cướp đoạt hay chiếm đóng từ đầu thế chiến thứ nhất 1914, và tất cả những lãnh thổ mà họ đã lấy của Trung Hoa, chẳng hạn như Mãn Châu, Ðài Loan và Bành Hồ, để trả lại cho Trung Hoa Dân Quốc.(Herbert Feis, The China Tangle, Princeton University Press 1953 trang 108)

[45] Bản đồ Trung Cộng xuất bản nhan đề "Ðế Quốc xâm lược Trung quốc lãnh thổ đồ" (Lãnh thổ Trung Quốc bị đế quốc xâm chiến) in sau năm 1949 bao gồm cả Ðông Dương, Thái Lan.

[46] Nguyên văn ... et comme it faut franchement profiter de toutes occasions pour etouffer ler germes de discorde, nous affirmons nos droits sur les Iles Spratly et Parracels qui de tout temps ont fait partie du Viet Nam. Hội Nghị San Francisco, France-Asie số 66-67 (11.12, 1951) trang 505 trích lại theo bài “Các Văn Kiện Chính Thức xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời Pháp thuộc tới nay”, Trần Ðăng Ðại, Ðặc Khảo về Hoàng Sa và Trường Sa, Văn nghệ Khai Trí 1992 trang 290

[47] Bùi Hữu Thu, “Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà trong thời kỳ sơ khai 1959-1963”, Ðặc san Lướt Sóng 6-10-1990, San Jose, California trang 47

[48] Nhân Dân nhật báo, Bắc Kinh, ngày 20-5-1950

[49] Theo tài liệu của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng ngày 30-1-1980

[50] Bùi Hữu Thu, Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà trong thời kỳ sơ khai 1959-1963, Ðặc San Lướt Sóng 6-10-1990

[51]Tân Hoa nguyệt san, 7-1971.

[52] Nhân Dân nhật báo, 5-2-19
Blogged with the Flock Browser

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công ty chứng khoán đón đầu cơ hội (dau tu cong nghe)

The Redback